Thiết kế nội thất phòng bếp

Nội-thất-phòng-bếp
Nội-thất-phòng-bếp

Hướng dẫn thiết kế cơ bản

1. Liệt kê những thứ bạn cần

2. Vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết

Đánh dấu sơ đồ mặt bằng: Đánh dấu vị trí chính xác (theo tỷ lệ) của cửa ra vào và cửa sổ bên trong và bên ngoài để có sự lưu thông tốt nhất giữa nhà bếp, không gian bên ngoài và phần còn lại của ngôi nhà.

3. Xem xét cách bài trí tốt nhất

Khi xem xét các ý tưởng thiết kế và bố trí nhà bếp khác nhau, hãy suy nghĩ về những điều sau để có được cái nhìn toàn cảnh hơn:

  • Bạn sử dụng bếp như thế nào? Bố trí nhà bếp nên được thiết kế để hoàn toàn phù hợp với lối sống của mình;
  • Nó là một không gian mở? Trước tiên hãy tập trung vào cách bố trí của khu vực làm việc trong nhà bếp nhưng cũng cần chú ý đến bàn ăn;
  • Đừng quên tam giác làm việc: Để lên kế hoạch cho không gian làm việc khoa học nhất thì hãy thiết kế bếp theo nguyên tắc tam giác làm việc. Tam giác này kết nối từ 3 điểm gồm tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu, cần đảm bảo tam giác này tạo thành một khu vực có thể di chuyển dễ dàng trong đó;
  • Chọn kiểu nhà bếp của bạn? Các kiểu thiết kế bếp bao gồm bếp chữ I hoặc bếp song song, bếp hình chữ U, bếp hình chữ L, và bếp mở có quầy bar…

4, Chọn vật liệu cho nhà bếp

Gỗ tự nhiên là chất liệu rất tốt và cứng cho tủ bếp, ván ép công nghiệp cũng là một lựa chọn tốt và thường rẻ hơn một chút so với gỗ tự nhiên nhưng chất lượng gần như tương đương, lại đẹp.

Tủ và cánh tủ công nghiệp dán veneer gỗ thường không sử dụng được lâu vì lớp veneer có thể bị bong tróc và nứt.

5. Chọn màu sắc cho tủ bếp

Màu sắc có lẽ cũng quan trọng như kiểu dáng của tủ vì nó sẽ là yếu tố đầu tiên mà mọi người chú ý đến.

Sự lựa chọn màu sắc phổ biến nhất cho tủ bếp là màu trắng, tiếp theo là màu kem, trắng nhạt và xám nhạt,đây là những lựa chọn tốt nếu bạn muốn nhà bếp của mình trở thành phông nền cho các sản phẩm khác, trong khi vẫn giữ được thiết kế không bị lỗi thời khi cần thay đổi sang các phong cách khác.

Nhà bếp màu xám cũng rất hợp xu hướng và phù hợp với cả nhà bếp truyền thống và hiện đại.

6. Chọn vật liệu mặt bàn

7. Chọn gạch lát nền

8. Thiết kế hệ thống chiếu sáng

Ánh sáng cho nhà bếp cần phải đủ sáng để nấu nướng, hệ thống đèn đầy đủ nhất bao gồm đèn chiếu âm trần, đèn thả bàn sơ chế, đèn chiếu sáng bếp nấu và khu vực bồn rửa, đèn thả bàn ăn, đèn LED bên dưới các thiết bị, đèn hắt tường và đèn chiếu các góc khuất tủ bếp.

Bạn cần tư vấn?





    Quy trình thiết kế

    quy-trình-thiết-kế-nội-thất-nhaphongcach

    Thiết kế online từ xa

    Để tạo điều kiện cho các khách hàng ở xa mà kỹ thuật của chúng tôi thể tới khảo sát thực tế, Nhà Phong Cách sẽ hỗ trợ thiết kế từ xa cho khách hàng. Vậy chính sách thế nào?

    1. Quyền lợi khách hàng

    • Tiết kiệm chi phí thiết kế và thời gian đi lại. Khách hàng sẽ được giảm chi phí thiết kế so với bảng giá niêm yết, mức giảm từ 20 – 40% tùy trường hợp;
    • Được cam kết nhận lại đủ sơ đồ mặt bằng, bản thiết kế 2D, 3D hoàn chỉnh và có tính ứng dụng thực tế (dựa trên dữ liệu của khách hàng gửi);
    • Chúng tôi sẽ trực tiếp thi công hoàn thiện 100% nếu có thể và khách hàng yêu cầu sau khi duyệt bản thiết kế (Nhà Phong Cách sẽ gửi 1 lần thiết kế chính + tối đa 2 lần sửa và hoàn thiện).

    2. Quy trình làm việc

    • B1. Khách hàng gửi sơ bộ nhu cầu thiết kế và ký hợp đồng thiết kế (chúng tôi gửi hợp đồng kèm chữ ký số cho khách hàng);
    • B2. Thanh toán 100% chi phí thiết kế;
    • B3. Khách hàng gửi dữ liệu;
    • B4. Sau thời gian giao hẹn, chúng tôi sẽ gửi bản thiết kế hoàn thiện và sửa đổi (tối đa 2 lần) cho khách hàng;
    • B5. Duyệt bản vẽ thiết kế;
    • B6. Thi công hoàn thiện.

    Hướng dẫn khách hàng thu thập dữ liệu

    quy-trình-đo-mặt-bằng
    quy-trình-đo-mặt-bằng

    Tham khảo thêm