Phong cách thiết kế nội thất Japandi
Phong cách thiết kế nội thất Japandi là sự kết hợp giữa phong cách nội thất Nhật Bản và Scandinavia – chính tên “Japandi” đã nói lên tất cả, nó kết hợp của các từ “Japan” với “Scandi”. Sự kết hợp giữa phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản và Scandinavian là một điều hợp lý do các đặc trưng tương đồng về chủ nghĩa tối giản, tình yêu thiên nhiên và hàng thủ công của cả 2 phong cách.
Khi nói đến phong cách Japandi là nói tới một không gian ấm áp và thân thiện, với những đường nét sạch sẽ và công năng. Công năng cũng quan trọng giống như thẩm mỹ trong thiết kế Japandi.
Japandi dựa vào khái niệm hygge của người Scandinavi trong việc mang lại sự ấm cúng cho ngôi nhà cũng như triết lý wabi-sabi của Nhật Bản, đánh giá cao việc tìm kiếm vẻ đẹp ở hững điều không hoàn hảo. Đây là lý do tại sao gỗ là một vật liệu đặc trưng trong phong cách Japandi, cùng với các yếu tố tự nhiên khác.
Tóm tắt
Lịch sử phong cách Japandi
Sự kết hợp 2 phong cách tạo nên Japandi đã phát triển mạnh mẽ như một phong cách thiết kế nổi bật nhất vào năm 2017 vì nó hướng đến các thiết kế có chủ ý, thoải mái, bền vững và đẹp mắt. Triết lý cốt lõi đằng sau cả thiết kế của người Scandinavi và Nhật Bản là công năng nhưng đẹp mắt, mặc dù họ thể hiện nó theo những cách khác nhau.
Gợi ý đầu tiên về sự tương đồng giữa 2 phong cách này là vào những năm 1950 khi phong cách Scandinavian và phong cách hiện đại trở nên hợp thời. Trong khi Scandinavian tập trung vào chức năng và sự thoải mái trong các gam màu trung tính, gỗ sáng màu thì phong cách Nhật Bản lại mang phong cách tối giản thanh lịch, nổi bật với tông màu gỗ phong phú hơn và kết nối với thiên nhiên. Đến thế kỷ 19, phong cách Nhật Bản mang nhiều yếu tố thiết kế phương Tây hơn, như đá và xi măng.

Đặc trưng phong cách Japandi
1. Bảng màu
Japandi sử dụng một bảng màu êm dịu để tạo cảm giác thoải mái và yên bình. Bạn có thể ghép nối các không gian mở với tông sáng sủa với các không gian có tông màu tối hơn để tạo ra sự tương phản và phân biệt giữa các khu vực trong nhà.
- Làm dịu không gian bằng các màu trung tính ấm như kem, be, nâu. Các màu xanh lá cây, xanh lam, xám, nâu và hồng nhạt dùng để bổ sung cho các tông màu trung tính.
- Tông màu tự nhiên từ gỗ và cây cối. Gỗ sáng màu nghiêng nhiều về Scandi, trong khi tông màu gỗ tối nghiêng về phía Nhật Bản.
- Các màu sáng hoặc đậm được sử dụng một cách tiết kiệm và có chủ ý, giống như trong một tác phẩm nghệ thuật điểm nhấn.
- Khung, chân đồ nội thất hoặc điểm nhấn thường là màu đen.
2. Đồ nội thất
Chú ý đến sự đơn giản và công năng nên đồ nội thất có các hình dạng đơn giản được sử dụng: Các đường thẳng, cong hoặc tròn.
3. Vật liệu
Việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, vải, gỗ và cây cối là đặc trưng trong các thiết kế của Japandi để tạo ra sự kết nối với môi trường tự nhiên.
- Ưu tiên các vật liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường ví dụ như tre.
Lưu ý: Khi thiết kế theo phong cách Japandi có thể sử dụng các đồ trang trí tự nhiên nhưng:
- Tránh làm lộn xộn không gian, duy trì đường nét gọn gàng cho đồ trang trí, không gian mở.
- Cây cối như tre, cây cảnh, cây xanh trồng trong chậu tạo cảm giác tự nhiên.
- Điểm nhấn thường bằng gỗ hoặc tre như một tấm thảm, bức tranh hoặc chăn sofa.