Báo giá thiết kế & thi công tủ bếp

báo-giá-tủ-bếp-gỗ-công-nghiệp
báo-giá-tủ-bếp-gỗ-công-nghiệp (đơn vị tính mét dài)

Quy định tủ bếp như sau:

  • Tủ bếp trên: Cao 80cm và sâu 35cm;
  • Tủ bếp dưới: Cao 80cm và sâu 60cm.

Báo giá bàn đảo bếp, bàn bar tính theo m2 (cao 80cm sâu 60cm):

  • MDF Chống ẩm Melamine Thái Lan: 2.050.000đ/m2;
  • MDF Chống ẩm Melamine Minh Long: 2.550.000đ/m2;
  • MDF Chống ẩm Melamine An Cường: 2.750.000đ/m2;
  • MFC Chống ẩm Melamine An Cường: 2.550.000đ/m2;
  • Thùng MDF Chống ẩm Melamine Thái Lan cánh Acrylic:3.050.000đ/m2;
  • Thùng MDF Chống ẩm Melamine An Cường cánh Acrylic: 3.550.000đ/m2.

Giá mặt kính cường lực và ốp đá cẩm thạch/ hoa cương sẽ tính theo giá thị trường và theo m2. Bạn liên hệ hotline để biết thông tin chi tiết.

Các kiểu thiết kế tủ bếp

tủ-bếp-chữ-L

1. Tủ bếp hình chữ L

Bếp hình chữ L là kiểu thiết kế phổ biến nhất, phù hợp với mọi kiểu không gian nhà bếp, bao gồm không gian làm việc trên hai bức tường liền kề vuông góc với nhau. Nếu không gian bếp đủ rộng thì bạn có thể kết hợp một bàn bar ở trung tâm để chuẩn bị đồ ăn hoặc làm quầy ăn uống nhỏ. Nhà bếp hình chữ L thường tạo không gian mở đi ra căn phòng khác, tạo nên một bố cục mở rất thông thoáng.

tủ-bếp-chữ-u

2. Tủ bếp hình chữ U

Thiết kế hình chữ U là cách bố trí linh hoạt nhất cho cả nhà bếp lớn và nhỏ. Nó bao quanh ở tất cả các phía và cho phép không gian rộng rãi trên mặt bàn cũng như có nhiều ngăn lưu trữ, nhưng quan trọng nhất là nhà bếp hình chữ U tạo ra một tam giác làm việc hiệu quả

tủ-bếp-chữ-g

3. Tủ bếp chữ G

Bố cục hình chữ G là một biến thể của nhà bếp hình chữ U, với việc bổ sung một bán đảo hoặc một phần bức tường thứ tư, có thể được sử dụng để làm thêm mặt quầy nhỏ hoặc vách ngăn kèm không gian lưu trữ. Vị trí bổ sung này cũng có thể đặt thêm bồn rửa thứ hai, bếp nấu.

tủ-bếp-chữ-I

4. Tủ bếp 1 tường (chữ I)

Không giống như các cách bố trí khác, kiểu thiết kế nhà bếp này không tuân theo nguyên tắc tam giác làm việc, cách bố trí này rất lý tưởng cho các căn hộ dạng studio và căn hộ áp mái – nó giữ cho không gian bếp của bạn cần sử dụng ở mức tối giản trong khi vẫn duy trì hiệu quả làm việc tốt nhất.

tủ-bếp-song-song

5. Tủ bếp song song

Khi nói đến nấu ăn, nhà bếp song song có thể là cách bố trí hiệu quả nhất. Với hai khu vực làm việc dài song song với nhau và ở giữa là một lối đi, nó tạo ra nhiều không gian hơn cho mọi việc từ di chuyển, làm việc, lưu trữ đồ đạc nhà bếp.

6. Đảo bếp

Đối với nhiều người, có được một căn bếp kiểu đảo là niềm mơ ước! Nó kết hợp giữa mô hình thiết kế bếp dạng đường thẳng chữ I hoặc hình chữ L với không gian đảo không liên kết. Đảo có thể được sử dụng như một khu vực quầy phụ hoặc quầy ăn sáng. Nó cũng có thể được trang bị một bồn rửa hoặc bếp nấu ăn thứ hai.

Kích thước sẽ được xác định bởi số lượng không gian bạn có và chất liệu mặt bàn bạn đang sử dụng. Không gian trống cần ít nhất 90cm – 1m2 xung quanh đảo ở mọi hướng để đảm bảo có thể đóng mở ngăn kéo hoặc sử dụng thiết bị bếp và di chuyển dễ dàng nữa.

Nguyên tắc thiết kế tủ bếp

Như có nhắc một vài lần ở trên đây, chúng tôi thường nhắc tới nguyên tắc tam giác làm việc. Đây gần như là nguyên tắc quan trọng nhất và bắt buộc đối với mọi kiểu nhà bếp hiện đại. Vậy nó là thế nào?

3 vị trí gồm tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu tạo thành một tam giác trong bếp. Nguyên tắc thiết kế này nghĩa là phải đặt 3 vị trí này sao cho tạo thành một tam giác để người trong đó di chuyển dễ dàng.

Tất nhiên nguyên tắc này không phải là bắt buộc khi thiết kế nhưng để mang lại sự khoa học nhất thì hầu hết các nhà bếp hiện nay đều lấy thước đo này làm tiêu chuẩn thiết kế tủ bếp.

  • Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 1.2m, hay dài hơn 2.7m;
  • Tổng chiều dài của cả ba cạnh không ít hơn 4m, hay không quá 7.9m;
  • Tủ bếp hay vật chướng không nên chặn bất kỳ cạnh nào của tam giác quá 30cm;
  • Các vật chướng cao như tủ bếp, kệ treo tường không được chặn cùng lúc hai điểm bất kỳ trong ba điểm này.

Bạn xem đầy đủ tại đây.

Ảnh thực tế

thiết-kế-tủ-bếp
thiết-kế-tủ-bếp-2
thiết-kế-tủ-bếp--4