Gỗ Sưa (dalbergia tonkinensis) là loại gỗ quý và đắt như vàng. Rất nhiều người đã trồng sua lặng lẽ trong nhiều năm và bây giờ họ có những vườn sưa nhiều tỷ đồng. Vài năm trước, gỗ sưa được người dân sử dụng để làm đồ nội thất như bàn, ghế hay tủ quần áo.
Gỗ Sưa cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ Sưa chỉ dùng phần gỗ lõi cho giá trị kinh tế cao hơn phần gỗ giác. Gỗ sưa có thớ mịn, vân thớ gỗ đẹp.
Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, giá trị thương phẩm của gỗ Sưa trên thế giới tăng đột biến do nhiều người Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ Sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây.
Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
Tóm tắt
2 loài sưa
Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ.
Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
Vân gỗ sưa đỏ thuộc hàng đệ nhất vân trong những loài gỗ tại Việt Nam. Gỗ sưa đỏ có màu đỏ giống màu bã trầu có vân trên cả 4 mặt cắt khác với sưa trắng chỉ có vân 2 mặt.
Vân gỗ sưa đỏ nổi lên từng lớp, thớ gỗ mịn, rất nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng xen vào đó là thớ gỗ màu đen, khi đưa ra ánh sáng thấy có óng ánh 7 màu
Đặc điểm nhận dạng
Cây gỗ to cao 20 – 30m, đường kính thân 0,5 – 0,7m.
- Vỏ ngoài màu vàng nâu, nứt dọc hay bong từng mảng. Lá kép lông chim lẻ, một lần, dài 13 – 25cm, mang 5 – 9 lá chét.
- Lá chét hình trái xoan, chóp lá tù hay nhọn, gốc lá tù hay tròn, dài 3,5 – 8 (10)cm, rộng 2 – 4 (5)cm, hai mặt nhẵn, gân bên 7 – 9 đôi, lá chét tận cùng thường lớn hơn các lá chét khác, cuống lá dài 2 – 5cm.
- Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành, dài 10 – 20cm. Lá bắc sớm rụng. Hoa dài 5 – 6mm, có mùi thơm. Đài hợp ở phía dưới, nhẵn, có 5 thuỳ bằng nhau. Tràng màu trắng, có móng thẳng. Nhị 10, hàn liền. Bầu 2 – 4 ô, nhẵn hay có lông.
- Quả đậu, dài 5 – 6cm, rộng 1 – 1,2cm, dẹp, mỏng, mang 1 – 2 hạt.
Sinh học & sinh thái
Mùa hoa từ tháng 5 – 7, quả chín từ tháng 9 – 12. Cây tái sinh bằng hạt và bằng chồi ở nơi có độ che phủ dưới 50%. Cây mọc rải rác trong rừng, trên đất có tầng dày, giàu chất dinh dưỡng, ở độ cao từ thấp tới 600 – 700m, đôi khi tới 1.000m.
Bạn tham khảo
Phân bố
- Trong nước: Đà Nẵng, Quảng Nam (Hiên, Giàng, Phước Sơn), Kontum (Đắk Tô, Sa Thầy), Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.
- Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị
Gỗ quí, bền, gỗ trắc có màu sắc và vân đẹp, không bị nứt nẻ, mối mọt. Gỗ được dùng đóng đồ đạc cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, …), làm đồ mỹ nghệ và điêu khắc rất có giá trị.
Tình trạng
Vì là loại gỗ quý nổi tiếng nên bị khai thác rất mạnh, nên những cá thể trưởng thành có kích lớn rất hiếm gặp. Khu phân bố bị chia cắt lại bị nạn khai thác, phá rừng nên nơi cư trú bị xâm hại nghiêm trọng.
Một ngày nọ, gỗ sưa trở nên đắt như vàng và mọi người bắt đầu khai thác gỗ sưa. Mọi người vào rừng chặt cây sưa, trong khi thương nhân đến mọi nhà để thu thập đồ gỗ cũ làm bằng gỗ sưa.
Cây cổ thụ ba thế kỷ trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình đã bị chặt hạ trái phép, được cho là có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Thông tin về ba cây, một lần nữa đã gây ra nhiều cuộc săn lùng cây sưa.
Phân hạng: EN A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ
Loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “sẽ nguy cấp” (Bậc V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Là đối tượng bảo vệ không những chỉ ở trong các vườn quốc gia, các khu bảo tồn mà ở ngoài các khu bảo tồn cũng là đối tượng cấm khai thác. Cần thu hồi nguồn giống để đưa vào trồng.