Cây me tây còn gọi là muồng tím, muồng ngủ, cây còng,… tại các nước khác được biết đến với các tên gọi: cây Saman, Rain tree, Monkey pod, Filinganga, Gouannegoul, Marmar, T amalini, Palo de China…
Cây còng có tên khoa học là Samanea saman và rất nhiều danh pháp đồng nghĩa khác như: Albizia saman, Enterolobium saman, Inga saman, Pithecellobium saman… cây thuộc phân họ Trinh nữ ( Mimosoideae ), họ Fabaceae, bộ Đậu (Fabales).
Cây me tây
Cây gỗ cực lớn, cao từ 15-25 m, trong điều kiện thích hợp có thể cao đến 50 m, gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi tán cây rộng đến 30 m, hơn cả chiều cao của cây, tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù. Vỏ cây màu nâu đen.
- Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm;
- Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá nhỏ dài 2–4 cm, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa nên có tên gọi là cây mưa;
- Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10– 20 cm.
Cây me tây có nguồn gốc từ khu vực rừng khô và thảo nguyên ở châu Mỹ nhiệt đới và tại một số nước tại Châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam dòng cây này được xuất hiện và du nhập từ thời Pháp. Một số tỉnh thành trồng rộng rãi loại cây này như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết…
Với ưu điểm là có tán lá rộng, rậm rạp, luôn luôn xanh mát nên thường được trồng tại các khu đô thị để lấy bóng râm, điều hòa không khí.
Bạn tham khảo
Gỗ me tây
Gỗ me tây được phân vào nhóm VI (nhóm 6), bởi chúng có đặc điểm nhẹ và mềm. Tuy nhiên gỗ me tây có đặc điểm vân độc đáo vấn tượng chẳng khác gì mấy so với những loại gỗ quý.
Còng (me tây) có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ, gỗ có thể uốn cong bằng hơi nước. Lõi gỗ có khả năng kháng sâu, mọt rất tốt và độ cứng ổn định cực tốt. Dát gỗ ngoài dễ bị các loại mọt ăn.