Giáng hương là cây gỗ to có tán hình ô, rụng lá cao 15-25 m, đường kính thân tới 0,7-0,9 m.

  • Gốc có bạnh, thân thẳng, vỏ màu nâu xám, bong thành mảng hay nứt dọc, có nhựa màu đỏ tươi.
  • Cành non có lông.
  • Lá kép lông chim một lần, lẻ, dài 15-25 cm, mang 7-13 lá chét. Lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng thuôn, dài 4-11 cm, rộng 2-5 cm, chóp lá nhọn hay tù, gốc lá tròn hay tù, có lông rải rác ở mặt dưới, gân bên 11-17 đôi, cuống lá dài 4-5 mm.
  • Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá phía đỉnh cành, dài 10-15 cm, có lông màu nâu nhạt. Lá bắc hình đường, dài 2-3 mm, sớm rụng. Hoa màu vàng nghệ, có lông, có mùi thơm. Đài 5-7 mm, 5 răng có lông mịn. Tràng 5, cánh cờ hình trứng ngược-thuôn dài 11-13 mm, rộng 9-12 mm.
  • Nhị 10 hàn liền thành ống hay thành hai bó. Bầu cao 4-5 mm, có lông.
  • Quả gần như tròn, đường kính 5-8 cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1 hạt, xung quanh là cánh rộng, có lông mịn.
  • Hạt dài 9 mm có màu nâu sáng.

Cây có khả năng tái sinh bằng chồi hoặc hạt.

Sinh học và sinh thái

Cây tái sinh bằng hạt và bằng chồi. Thường gặp ở kiểu rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất thoát nước, cả đất đỏ bazan, ở độ cao tới 700-800 m.

Phân bố

  • Trong nước: Nghệ An, Quảng Bình, Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắk Nông (Đắk Mil), Phú Yên (Sơn Hoà), Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
  • Thế giới: Lào, Campuchia.

Giá trị gỗ giáng hương

Gỗ rất tốt, bền, có mùi thơm, có màu sắc và vân hoa đẹp, không bị nứt nẻ, mối mọt, được sử dụng đóng các đồ dùng cao cấp trong gia đình, làm đồ mỹ nghệ, đồ khắc tiện.

Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu.Làm thuốc: Một số báo cáo cho biết loài cây này có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Lấy gỗ: Tại Việt Nam, gỗ dáng hương quả to được xếp vào nhóm 1. Gỗ dáng hương quả to khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt.

Bạn tham khảo

Tình trạng

Gỗ quý và đẹp nên bị khai thác rất mạnh. Mặc dù khu phân bố tương đối rộng nhưng lại bị chia cắt, đồng thời nạn chặt phá rừng làm cho nơi cư trú bị xâm hại mạnh.

Đối tượng này hiện trở thành rất khan hiếm, khó tìm được những cá thể trưởng thành có kích thước lớn như trước đây.

Theo botanyvn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *