Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn.
Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thích hợp với cả loại đất feralit vàng nâu hoặc vàng đỏ và có thể sống thành quần thụ rừng và trong hệ sinh thái đó, chúng có thể có những vai trò khác nhau trên những lập địa khác nhau.
Hiện nay, chò chỉ đang bị khai thác quá mức và còn lại rất ít trong rừng tự nhiên và thường sống chung với các loài cây gỗ khác như Sấu, Re, Kháo, Trâm,… chò chỉ rất nhạy cảm với đất chịu ảnh hưởng của canxi carbonat và trong tự nhiên chưa thấy Chò chỉ tồn tại ở nơi đất trống, đồi núi trọc, đất bạc màu thoái hoá.
Đặc điểm nhận dạng
Chò Chỉ hay có tên May Kho là cây gỗ to, có thân hình trụ thẳng, cao 45 – 50 m, đường kính 0,8 – 0,9 m, chiều cao dưới cành lên đến 30m.
- Vỏ màu xám, nứt dọc nhẹ;
- Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ;
- Giác màu vàng lõi màu nâu sẫm, tia to trung bình mật độ thưa;
- Lá hình mác hoặc hình bầu dục , dáng đẹp có thể làm cây đường phố.
Gỗ Chò Chỉ có giá trị kinh tế cao, rất bền chịu nước, chịu chôn vùi tốt. Loại gỗ Chò Chỉ Lào có màu sắc tự nhiên khá đẹp, phù hợp được rất nhiều không gian, từ không gian rộng đến diện tích hẹp.
Gỗ chò chỉ có màu vàng nhạt hoặc hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi, dùng làm cột nhà để xây dựng và đóng đồ đạc. Dáng đẹp có thể làm cây đường phố. Do gỗ chò chỉ tốt nên chò chỉ đang bị săn lùng ráo riết để khai thác.
Bạn tham khảo
Sinh học, sinh thái
Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả chín tháng 7 – 9. Thường 2 – 3 năm mới có 1 lần sai quả. Hạt rơi xuống nảy mầm ngay. Mọc rải rác trong rừng rầm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, cùng với các loài Gội, Sấu, Sâng, .. ít khi mọc thành đám nhỏ. Tái sinh tốt ở ven suối hay ở nơi có độ tàn che nhỏ. Cây non có thể bị chết nếu ở dưới tán rừng quá rậm.
Phân bố
- Việt Nam: Loài thực vật thuộc họ Dầu Dipterocarpaceae có ở hầu hết các tỉnh Bắc Việt Nam , từ Quảng Bình trở ra. Gặp nhiều ở Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Thanh Hoá (Quan Hóa), Nghệ An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn).
- Thế giới: Trung Quốc.