Chi bằng lăng có rất nhiều loài bằng lăng khác nhau. Ở nước ta có bằng lăng nước là phổ biến nhất.

Ngoài ra cần kể tới:

  • Bằng lăng cườm: Tên khoa học Lagerstroemia calyculata. Còn gọi là bằng lăng ổi;
  • Bằng lăng xẻ: Lagerstroemia indica, giống loài cây bụi cao 4 – 5m.

Gỗ bằng lăng nước

Cây hoa bằng lăng nước nở hoa rộ nhất vào thời gian này ( tháng 5 – 6), hoa bằng lăng nước màu tím rất đẹp.

Bằng lăng nước không chỉ là cây trồng cảnh quan đô thị mà gỗ của nó cũng rất tốt. Cùng nghề gỗ tìm hiểu nhé! Bằng lăng nước còn gọi là bằng lăng tím, bằng lăng tiên là một loài trong chi Bằng Lăng, thuộc họ Bằng lăng, bộ Sim.

Bằng lăng nước có tên khoa học Lagerstroemia speciosa, tên đồng nghĩa ít dùng là Lagerstroemia flos-reginae Retz.

Bằng lăng nước có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tại Việt Nam, nó có nhiều nhất ở Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.

  • Cây có chiều cao trung bình 15 – 25m, đường kính thân 30 – 50cm. Vỏ có màu xám, nứt dọc.
  • Lá đơn mọc đối hình bầu dục, mũi nhọn, dài 10 -20cm.
  • Hoa đầu cành hình chóp dài tới 20cm, màu tím hoặc hồng nhạt rất đẹp. Quả nang hình trứng, đường kính 1.8cm.
  • Bằng lăng nước ra quả vào tháng 2 – 3 năm sau.

Gỗ bằng lăng nước được xếp vào nhóm gỗ III trong bảng 8 nhóm gỗ tại Việt Nam. Gỗ có màu đỏ nhạt, kết cấu thớ gỗ mịn, tương đối nhẹ (tỷ trọng 0.712).

Gỗ khi khô ít bị nứt, dễ gia công, màu đẹp nên được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất. Ngoài ra, lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường.

Bạn tham khảo

Bằng lăng cườm

Cây gỗ bằng lăng cườm là một loài thân gỗ không có nhiều người biết, và trong đó không phải ai cũng biết chất gỗ tốt thế nào. Gỗ bằng lăng cườm được xếp vào nhóm gỗ I trong bảng gỗ 8 nhóm tại Việt Nam, chứng tỏ có rất nhiều điều thú vị về loài này.

Bằng lăng cườm còn có tên gọi khác là bằng lăng ổi, bằng lăng lá hẹp, thao lao.

Tên khoa học là Lagerstroemia angustifolia Pierre/ Lagerstroemia calyculata thuộc họ Bằng lăng, bộ Sim.

Bằng lăng cườm là cây thân gỗ cao tới 35m, đường kính thân 50 – 80cm có nhiều ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và nhiều tỉnh Nam bộ.

Hoa nhỏ và cuống hoa tự có nhiều lông mịn, hoa lưỡng tính, cánh tràng 6 màu tím, đỉnh tròn.

Hoa nở vào tháng 6 – 7 và ra quả vào tháng 3  – 4 năm sau. Quả bằng lăng cườm có hình quả trứng 5 – 6 ô, mỗi ô có nhiều hạt, hạt có cánh ở đầu.

Gỗ bằng lăng cườm được xếp vào nhóm I trong bảng gỗ của Việt Nam, là nhóm gỗ rất nặng.Gỗ thao lao rất cứng, nặng nhưng kém bền nếu để ngoài trời, dễ cưa xẻ nhưng gia công lại khó. Gỗ có màu vàng xám hoặc hơi nâu, giác gỗ màu trắng. Độ cứng gỗ có tỷ trọng 0.9.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *