Theo người xưa cây dâu tằm thường được trồng thường là nơi thu hút tà ma nên gia đình muốn bình an, thịnh vượng thì cấm kỵ tuyệt đối không nên trồng cây dâu trước nhà.
Với quan niệm là loài cây có âm khí nặng, dù được cho là kỵ tà ma nhưng vẫn cần kiêng kỵ trồng trước nhà và trong nhà (đối nghịch thường thu hút). Theo phong thủy, cây có dáng ủ rũ, lá nhỏ nhọn và có ý nghĩa không may mắn và sẽ được quy vào các cây có âm khí.
Vậy nên cây này mà trồng trước nhà hay trong nhà sẽ khiến ngôi nhà luôn lạnh lẽo, người sống trong nhà thường không được khỏe mạnh, dễ mắc bệnh tật quanh năm.
Có thể nói rằng, từ xưa cây dâu tằm được các nhà phong thủy Trung Quốc và cả các nhà phong thủy Việt Nam đều coi là loài cây không may mắn và kiêng kỵ trồng phía trước nhà.
Tuy nhiên, theo nhiều sự tích thì cây dâu tằm đồng thời cũng là loài cây thường được các pháp sư, thầy cúng sử dụng để trừ tà. Do đó, cây dâu tằm tuy mang ý nghĩa không tốt nhưng vẫn được sử dụng làm cây phong thủy trong một số trường hợp đặc biệt.
Bạn có thể trồng sau nhà nếu muốn.
Bạn tham khảo
Hướng dẫn chăm sóc cây
Đối với dâu tằm trồng để thu trái thì các bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ bớt lá héo, lá già đi, để lá non có thể mọc ra lại.
Thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là mùa khô.
Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân kết hợp làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.
Nếu bạn không muốn cây cao thì nên dùng dao dứt ngang một vài chỗ không cần thiết.